MỤC LỤC BÀI VIẾT

1. Thận: vai trò & chức năng

2. Phân biệt và nhận biết: bệnh thận cấp tính & mạn tính

3. Nguyên nhân & cơ chế gây nên bệnh thận mạn tính

4. Các cấp độ của bệnh thận mạn tính

5. Định hướng và cách ăn để cải thiện

5.1. Dinh dưỡng đúng & cơ thể diệu kỳ 

5.2. Chế độ ăn tốt cho người bệnh thận

Khuyến cáo: trang tin không có chức năng thay thế lời khuyên từ bác sĩ và chuyên gia y tế. Nội dung trang chỉ giúp cung cấp thông tin. Hãy luôn tìm đến bác sĩ và chuyên gia y tế khi có thắc mắc về sức khỏe.

1. THẬN: VAI TRÒ & CHỨC NĂNG

Thận (ở động vật được gọi là cật) là một cơ quan bài tiết chính trong hệ tiết niệu. 

Thận có hình hạt đậu nằm trong khoang bụng sau phúc mạc (ổ bụng) đối xứng nhau qua cột sống. 

Thận có nhiều chức năng, nhưng nhiệm vụ chính là lọc máu và chất thải để đưa những “rác thải” ra ngoài cơ thể và giữ lại những chất tốt cho cơ thể hoạt động (protein,..). 

Mỗi ngày thận lọc toàn bộ máu cơ thể 50 lần (tương đương vài trăm lít máu), khoảng tạo ra khoảng 1,5 lít nước tiểu. 1/4 màu từ tim sẽ đi thẳng đến thận cho thấy tầm quan trọng của chức năng thận với cơ thể. 

Mỗi người có hai quả thận. Mỗi quả thận có chiều dài khoảng 10-12,5 cm; chiều rộng 5-6 cm, độ dày 3-4 cm và nặng khoảng 150 gam. 

Tuy nhiên, chỉ cần phân nửa (1/2) của 01 quả thận (tức là 25%) hoạt động bình thường là đủ đảm bảo chức năng cho cơ thể. 

Điều này có 02 lý nghĩa:

  • Bệnh thận sẽ thường không có triệu chứng từ sớm chỉ khi giai đoạn nặng, phần lớn là vì chức năng của cơ thể vẫn đảm bảo kể cả khi 01 quả thận có vấn đề.

  • Khi bị bệnh về suy thận tức là cả 02 quả thận đang có vấn đề cùng lúc

Nguồn ảnh: internet

2. PHÂN BIỆT VÀ NHẬN BIẾT: BỆNH THẬN CẤP TÍNH & MẠN TÍNH

Chúng ta nên tầm soát và thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán đúng nhất về tình hình sức khoẻ và bệnh lý.

Một số thông tin sau đây giúp chúng ta hiểu tổng quan về:

BỆNH THẬN MẠN TÍNH

Bệnh thận mạn tính (Chronic Kidney Injury): Hoàn toàn có thể ngăn ngừa được. 

Giảm khả năng lọc của thận trong nhiều tháng (3 tháng) qua các triệu chứng lâm sàng hay xét nghiệm xảy ra từ từ, nhiều lý do chậm và khó phục hồi. 

  • Triệu chứng:

    • Sưng phù chân, đặc biệt là quanh mắt cá chân và bàn chân 

    • Nước tiểu có bọt có thể do protein dư thừa trong nước tiểu 

    • Tăng cân do lượng nước dư thừa không được phát ra ngoài cơ thể (bị giữ nước)

    • Mệt mỏi, da xanh, kém ăn 

 

  • Xét nghiệm: nếu có những kết quả xét nghiệm như bên dưới đó là biểu hiện của bệnh thận mạn tính

    • Protein trong nước tiểu ở mức cao: >3,5g/ 24h (*)

    • Có hạt hoặc trụ mỡ trong nước tiểu 

    • Protein trong máu giảm xuống dưới 60g/ lít 

    • Albumin giảm <30g/ l

    • Lipid và cholesterol máu tăng

    • Na+ và K+ giảm

    • Giảm khả năng lọc cầu thận (GFR) theo thời gian

    • Tăng Cr trong máu so với nền

(*) Hiểu đúng về Protein nước tiểu:

  • Protein thường không có trong nước tiểu do thận lọc và giữ lại cho cơ thể 

  • Protein trong nước tiểu gợi ý thận không có khả năng lọc giữ, màng lọc có vấn đề 

  • Protein quan trọng trong cơ thể giúp việc cân bằng áp suất mạch máu (thiếu dẫn đến phù nề)

Bệnh thận ở những nước phát triển có xu hướng tăng cao qua thời gian nguyên nhân chính đến từ các bệnh mạn tính khác như tiểu đường, cao huyết áp,...

BỆNH THẬN CẤP TÍNH > link bài báo sẽ cập nhật sau

3. NGUYÊN NHÂN & CƠ CHẾ GÂY NÊN BỆNH THẬN MẠN TÍNH

Nếu hình dung quả thận như “máy lọc” cho cơ thể, thì nếu “máy lọc” bị hư (thận hư hay còn gọi là suy thận) sẽ do 02 nguyên nhân chính:

  • Vấn đề về thận: Không đủ nước (uống nước quá ít) hoặc trong nước có quá nhiều “rác” đến “máy lọc” do ăn quá nhiều tạp chất dẫn đến tắc nghẽn hoặc hư chức năng “máy lọc”. 

  • Ảnh hưởng từ các bệnh nền: bệnh huyết áp, tiểu đường, bệnh tự miễn hoặc những bệnh mạn tính khác gây áp lực và rối loạn chức năng thận. 

Bệnh nền là tiểu đường thì lượng đường trong máu cao gây nguy hiểm cho cơ thể, đây được xem là “rác nhiều” nên thận phải lọc nhiều hơn người bình thường, với cường độ cao cần phải lọc dẫn đến suy thận hay thận hư. Chúng ta cần hiểu để giải quyết tận nguồn đó là giảm lượng đường trong máu thì sẽ giúp bệnh thận không tiến triển xấu hơn. 

Bệnh nền là huyết áp cao dẫn đến lực máu chảy đến thận rất mạnh khiến cho cầu thận phải xơ và cứng lên để chịu đựng áp lực đó. Theo thời gian thì thận bị hư. 

Người uống nhiều thuốc, có thể do tự mua theo quảng cáo bao gồm cả những thuốc quảng cáo là trị thận và không có chỉ định của bác sĩ. Thực tế, khi không biết rõ nguồn và thành phần thì uống những loại thuốc đó có thể gây hại cho thận. 

Vậy nên để chữa trị bệnh Thận chúng ta cần tìm hiểu gốc của vấn đề và có sự tư vấn từ Bác sĩ để chữa tận gốc như việc chữa các bệnh nền sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh Thận. 

4. CÁC CẤP ĐỘ CỦA BỆNH THẬN MẠN TÍNH

Nguồn ảnh: An Kha biên tập trên thông tin y khoa CDC

5. HIỂU VỀ CÁC CHỈ SỐ CHẨN ĐOÁN

Hiểu đúng ý nghĩa các chỉ số chẩn đoán khi xét nghiệm sẽ giúp chúng ta phần nào đọc được thông tin và hiểu về tình trạng bệnh. 

Với bệnh Thận, có 02 chỉ số xét nghiệm chúng ta cần quan tâm: Creatinine (Cr) và Glomerular Filtration Rate (GFR).

Ý nghĩa từng chỉ số sẽ được diễn giải trong nội dung bên dưới. 

  • Creatinine (Cr) là độ thanh thải 

Cr thấp = Tốt (bình thường 0,8 - 1,2)

Cr cao = Không tốt

Hình dung trong quá trình ăn uống vận động chúng ta có những chất thải trong máu, đây là hình thức đo lượng chất thải trong máu từ đó để phản ánh và nhận xét xem thận chúng ta có lọc tốt hay không. Nếu thận lọc tốt thì lượng chất thải trong máu sẽ không nhiều mà chất thải sẽ được đưa ra ngoài qua bài tiết, vì vậy đây là một trong những cơ sở để giúp đánh giá chức năng thận. 

  • Glomerular Filtration Rate (GFR) là tốc độ lọc

Số GFR bình thường người khoẻ mạnh trẻ tuổi là 100

GFR cao = tốt

GFR thấp = không tốt

GFR ổn định quan trọng

Nếu thận chúng ta hoạt động tốt thì độ lọc sẽ cao, khi chúng ta phải chạy thận tức là số GFR gần như bằng 0. Nếu người trẻ dưới 30 mà GFR dưới 50 là dấu hiệu nguy hiểm.  

6. ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁCH ĂN ĐỂ CẢI THIỆN BỆNH THẬN

6.1. Dinh dưỡng đúng & cơ thể diệu kỳ: 

  • Cơ thể là sự kết nối diệu kỳ của những chứng năng phối hợp vận hành để giúp cơ thể khỏe mạnh mỗi ngày từ việc: ăn vào, các chức năng sẽ lấy phần tốt (dinh dưỡng) cho cơ thể và lọc thải những phần xấu (chất thải) qua đường bài tiết. 

  • Vậy nên nếu từ lúc còn trẻ khoẻ, chúng ta chọn lựa kỹ các loại thức ăn và đồ uống tốt để đưa vào cơ thể thì những hệ thống “máy lọc” như quả Thận sẽ không bị quá tải gây nên bệnh tật đau đớn về sau. 

  • Đối với những người đã bệnh thì chọn cách ăn uống đúng, ngừng nạp vào những chất không tốt (hoá chất trong những loại thực phẩm công nghiệp tinh chế, thịt đỏ,..) sẽ hỗ trợ cơ thể cải thiện tình trạng bệnh. 

Tìm hiểu sâu hơn về dinh dưỡng >> link về dinh dưỡng cập nhật sau

6.2. Chế độ ăn tốt cho người bệnh thận

Bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ dinh dưỡng về việc thực hiện ăn chế độ ăn phù hợp, thông tin dinh dưỡng trong bài viết này từ nghiên cứu khoa học của Anderson CA và cộng sự, là chế độ dinh dưỡng được giới thiệu cho người bệnh Thận và giúp cải thiện các bệnh nền khác: 

  • Nên ăn:

    • Ăn nhiều rau cải và trái cây

      • Nên ăn bổ sung thêm: 

        • Sơ ri, bưởi, dâu: chứa chất chống oxy hoá được gọi là anthocyanins và ellagitannin sẽ giúp bảo vệ thận khỏi bị các gốc tự do có hại gây ra tổn thương thận do tiếp xúc thường xuyên. giàu vitamin C, có tác dụng nâng cao sức đề kháng

        • Khóm (dứa): nhiều nước, giàu vitamin và chất chống oxy hóa, ít Kali hỗ trợ tốt cho việc cải thiện tình trạng bệnh. Khóm cũng có khả năng làm sạch thận, chống viêm giúp các tổn thương bên trong cơ thể nhanh lành. Do đó, người bệnh nên bổ sung thực phẩm này để phòng và hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất.

      • Hạn chế với người bệnh thận: chuối, bơ, khoai tây vì có nhiều potassium - Kali

    • Ăn chất đạm (protein) từ thực vật: hạt và hột (đậu phộng, hạt điều,...). Nghiên cứu khoa học chứng minh việc ăn đạm từ thực vật thì sẽ tốt hơn từ động vật.

    • Ăn bột nguyên cám: bắp, miếng dong, mì nguyên cám, bánh mì nguyên cám, gạo lứt,... Trong nghiên khuyến cáo của NFK K(National Kidney Foundation's Kidney Disease) và nghiên cứu của Anderson CA cho thấy 02 ý chính:

      • Phốt pho: Giảm lượng phốt pho xuống 800 – 1000 mg / ngày nếu chỉ số huyết thanh phốt pho > 4,6 mg / dL. Phốt pho có nhiều trong thịt đỏ, hải sản và cả trong rau củ. Việc hạn chế tiêu thụ thịt động vật sẽ giúp hạn chế lượng phốt pho không tốt vào cơ thể   

      • Kali: Không quá khắc khe trừ khi kali huyết thanh tăng lên> 5 mEq / dL hoặc đang sử dụng các loại thuốc có Kali. Tuy nhiên, cũng không nên ăn nhiều với người đang bệnh thận. 

      • Lưu ý: mỗi loại thực vật trồng ở nhiều vùng khác nhau, hạt giống khác nhau sẽ có hàm lượng dinh dưỡng hoàn toàn riêng biệt. Nguồn từ thực vật là tổ hợp các chất dinh dưỡng liên kết nên khi ăn sẽ được dung hoà cân bằng. Vậy nên, nghiên cứu cho rằng không thể đưa ra chỉ số ăn bao nhiêu gam trên loại thức ăn là phù hợp mà nên kết hợp ăn đa dạng nhiều loại tự nhiên toàn phần sẽ tốt (không qua tinh chế, không sử dụng chất hoá học lúc trồng trọt). 

    • Ăn cá vừa phải 

 

  • Hạn chế: 

    • Thức ăn có nhiều muối, phốt pho, potassium - Kali (hạn chế tối đa món chiên xào, kho mặn, bột ngọt, nước chấm pha sẵn): đây là những chất sẽ làm bệnh thận nặng hơn

    • Thịt đỏ (heo, bò): nghiên cứu khoa học chứng minh khi sử dụng thịt đỏ sẽ có lượng phốt pho và acid uric cao ảnh hưởng đến thận. Vậy nên, dùng đạm nhiều từ thực vật sẽ tốt hơn. 

    • Dầu, mỡ

    • Thức ăn nhanh, thức ăn công nghiệp có nhiều loại hoá chất, thức uống có đường

2. Thể dục đều tốt cho người bệnh thận

Theo nghiên cứu khoa học từ Denis F., và cộng sự: Thể dục thường xuyên sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh thận. 

Tùy theo sức của cơ thể, ở mỗi giai đoạn khác nhau người bệnh nên duy trì thể dục thường xuyên mỗi ngày thông qua việc đi bộ hoặc tập các bài dưỡng sinh.

Việc vận động sẽ giúp cơ thể lưu thông khí huyết, giúp bài tiết thải độc tốt hơn từ đó  giúp cải thiện sức khỏe.

 

NGUỒN TÀI LIỆU:

1. Anderson CA, Nguyen HA, Rifkin DE. Nutrition Interventions in Chronic Kidney Disease. Med Clin North Am. 2016 Nov;100(6):1265-1283. doi: 10.1016/j.mcna.2016.06.008. Epub 2016 Sep 13. PMID: 27745594. 

2. Denis Fouque, Solenne Pelletier, Denise Mafra, Philippe Chauveau, Nutrition and chronic kidney disease, Kidney International, Volume 80, Issue 4, 2011,Pages 348-357, ISSN 0085-2538,https://doi.org/10.1038/ki.2011.118. 
 

Tin mới

Tác dụng của Linh Chi & cách sử dụng sao cho hiệu quả

Theo Giáo sư - Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi, nấm linh chi không phải là thảo dược mới phát hiện ít năm gần đây, không phải là xu hướng nhất thời. Mà linh chi là một thảo dược đã được ghi trong tập sách “Thần nông bản thảo" viết cách đây khoảng 2.000 năm. 

Bào tử Linh Chi là gì? Uống bào tử Linh Chi có tốt không?

Các loại nấm Linh Chi (Ganoderma) đều có bào tử hình trứng, kích thước khá nhỏ nên mắt thường khó nhìn thấy, đây chính là hạt giống được phun ra từ Linh Chi trong kỳ sinh sản của cây nấm trưởng thành, kích thước dao động từ 3 - 30 µm (1 micromet =  1/ 1.000.000 met)

Nghiên cứu khoa học về dưỡng chất tự nhiên trong Linh chi

Theo PGS. Tiến Sĩ Lê Xuân Thám tổng hợp kết quả nghiên cứu khoa học: Ganoderic Acid là một phần đặc trưng quan trọng trong nấm Linh chi, gồm hàng loạt các hoạt chất có hoạt tính dược lý mạnh, có tác dụng hỗ trợ giảm đau, giải độc, dưỡng gan, tiêu diệt tế bào u ác tính.

Nấu Linh Chi đúng cách như thế nào?

Khi phòng bệnh bệnh: khoảng sau 25 tuổi, liều: 5 – 10g (Linh chi thô)/ngày, mỗi ngày hoặc vài tuần trong tháng; nếu dạng thành phẩm: uống theo hướng dẫn của nhà sản xuất

Tác dụng của Linh Chi Sừng Hưu

Nấm linh chi sừng hươu hay còn gọi là nấm nhung hươu là loại nấm có hình dáng giống với sừng của con hươu.  Nấm Linh Chi phát triển phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên, đặc biệt với ánh sáng
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Messenger