MỤC LỤC BÀI VIẾT

1. Bao tử: hiểu chức năng và chăm sóc đúng

2. Triệu chứng bệnh đau bao tử

3. Bệnh trào ngược dạ dày, thực quản: nguyên nhân & cách trị

4. Bệnh viêm dạ dày: nguyên nhân & cách trị

 

Khuyến cáo: trang tin không có chức năng thay thế lời khuyên từ bác sĩ và chuyên gia y tế. Nội dung trang chỉ giúp cung cấp thông tin. Hãy luôn tìm đến bác sĩ và chuyên gia y tế khi có thắc mắc về sức khỏe.

BAO TỬ

Nhiệm vụ của bao tử có 03 phần chính:

  • Nghiền cơ học thức ăn và thấm dịch vị

  • Phân huỷ thức ăn
  • Kho lưu trữ tạm thời thức ăn

Thức ăn sẽ từ miệng vào đến thức quản và tiêu hoá trong dạ dày rồi chuyển đến tá tràng là nơi dịch mật và dịch tụy đổ vào ruột non.

Nguồn ảnh: internet

BỆNH ĐAU BAO TỬ

Đây là từ chung dành cho sự đau của bao tử nhưng sẽ đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. 

Trào ngược dạ dày (GERD) và viêm dạ dày (Gastritic hay peptic Ulcer) là một trong những lý do phổ biến gây nên bệnh đau bao tử. 

Đau bao tử còn do những nguyên nhân khác làm tổn thương dạ dày như ung thư, bệnh đường ruột dị tật bẩm sinh và các bệnh khác.  

TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH ĐAU BAO TỬ

  • Ợ nóng, ợ chua, cảm giác đau rát ở ngực 
  • Khó nuốt, do thức ăn trào ra 
  • Buồn nôn (thường xảy ra ở trào ngược dạ dày - GERD)
  • Đau tức ngực và rát ngực (trào ngược dạ dày/ viêm dạ dày)
  • Miệng đắng
  • Khàn tiếng 
  • Viêm phổi tái diễn 
  • Hen suyễn 

BỆNH TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY - THỰC QUẢN

Thông thường khi ăn uống vào, thức ăn sẽ đi qua thực quản và đến dạ dày. Tại dạ dày sẽ có dịch bao tử giúp tiêu hoá thức ăn. 

Cơ vòng thực quản khi khoẻ mạnh sẽ là đường đi một chiều của thức ăn từ thực quản đến dạ dày, đồng nghĩa với việc thức ăn vào dạ dày thì "cổng" này sẽ đóng lại để tránh dịch bao tử hay thức ăn trào lên gây nguy hiểm. 

Khi bị bệnh trào ngược dạ dày hay còn gọi là bệnh Gerd thì cơ vòng thực quản sẽ không đóng lại nên dịch bao tử và thức ăn có thể trào lên đến miệng. 

Việc này diễn tiến lâu ngày mà không khắc phục lâu dần sẽ dẫn đến bệnh đau dạ dày. 

Theo Hiệp hội Tiêu Hoá Hoa kỳ (American College of Gastroenterology) 

Bệnh này diễn ra vì cơ thể tiết ra lượng dịch nhiều hơn bình thường, dẫn lan đến thực quản, lâu dần sẽ gây tổn thương thành dạ dày. 

Tuy nhiên, có nhiều bệnh nhân mắc bệnh nhưng không có các triệu chứng hoặc triệu chứng không rõ ràng nên lâu dần sẽ gây nguy hiểm.  

Nguồn ảnh: internet

DỊCH BAO TỬ

  • Chứa acid cực mạnh và các Enzym xúc tác. 

  • Bình thường: khi ăn lượng dịch bao tử vừa phải để xử lý thức ăn vừa ăn xong.

  • Bất thường: lượng dịch bao tử có thể tiết ra nhiều hơn sự cần thiết nên khi tiêu hoá thức ăn kể cả lúc không ăn, lượng dịch bao tử còn lại sẽ gây đau, nhiều dần và liên tục, thường xảy ra vào ban đêm, làm tổn thương thành bao tử 

  • Khi van giữa bao tử và thực quản - cơ vòng thực quản bị tổn thương, dịch bao tử tràn lên.  

ĐAU GERD - TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY NGUY HIỂM NẾU KÉO DÀI

  • No hơi, đầy bụng
  • Xuất huyết đường ruột 
  • Ói mửa 
  • Giảm cân 
  • Thiếu máu do thiếu sắt 

CHẨN ĐOÁN GERD

  • Triệu chứng lâm sàng
  • Loại bỏ các bệnh lý khác như tim mạch và phổi 
  • Đo pH24 giờ dùng ống đo đút qua mũi, hay dùng viên không dây 
  • Tăng độ pH về đêm và nhiều lần là chẩn đoán bệnh

Cách đeo máy đo pH được thể hiện trong hình bên dưới. 

 

Nguồn ảnh: internet

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY - THỰC QUẢN

  • Thực phẩm và đồ uống: chẳng hạn như cà phê, rượu bia, thức ăn béo, nhiều dầu mỡ hoặc cay, chua
  • Thừa cân
  • Căng thẳng và lo lắng
  • Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc giảm đau chống viêm (cần xem kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc và tác dụng phụ)
  • Hút thuốc

CHỮA TRỊ BỆNH TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY - THỰC QUẢN

  • Thay đổi cách ăn uống:
    • Ngưng sử dụng: cà phê, rượu bia, thức ăn béo, nhiều dầu mỡ, đồ chiên xào hoặc cay, chua, thực phẩm đóng hộp có những ký hiệu hoá chất như nhiều số hoặc nhiều chữ lạ đọc khó hiểu
    • Nên sử dụng: đồ hấp, luộc, dùng nhiều rau tự nhiên
    • Sau khi ăn xong không nên ngồi hoặc nằm ngay, nên đi bộ nhẹ tầm 15 phút, không chạy nhảy để thức ăn được tiêu hoá, tránh trào ngược
  • Thể dục:
    • Mỗi ngày 20 phút bằng cách đi bộ vào lúc tia UV nhẹ giúp tốt hơn cho hoạt động trao đổi chất. Xem thêm bài viết về tia UV 
    • Lưu ý tránh các tư thế thể dục úp mặt, cuối đầu chổng mông sẽ dễ kích thích trào ngược dạ dày. 
    • Luôn giữ đầu và lưng thẳng vuông góc với mặt đất trong các bài thể dục. 
  • Tinh thần: giữ tinh thần luôn tích cực, không nên làm việc sau 7 giờ tối để tránh căng thẳn trong đêm.
  • Tìm hiểu rõ và chữa trị tận gốc nguyên nhân bệnh (căng thẳng, nhiễm trùng, tự miễn, do uống những thuốc có gây hại bao tử...)

CHỮA BẰNG THUỐC

Dùng thuốc có thể có những tác dụng phụ, nên quan trọng nhất là phải thay đổi lối sống.

Cho dù có sử dụng thuốc thì thay đổi cách chúng ta ăn và thể dục đều thì bệnh đau bao tử mới có thể chữa dứt điểm.

Thông tin về các thuốc sau khi tìm hiểu chỉ mang tính chất tham khảo, lưu ý không tự mua thuốc mà cần có ý kiến bác sĩ. 

CHỮA BẰNG PHẪU THUẬT

  • Nissen fundoplication - là cách dùng phần trên của dạ dày sẽ được quấn quanh cơ thắt thực quản, nghĩa đơn giản là kéo bao tử lên cột một vòng. 
  • Sẽ sử dụng gây mê toàn thân nên có thể có biến chứng hậu gây mê & biến chứng hậu phẫu thuật nên cần thảo luận kỹ với bác sĩ. 

Nguồn ảnh: internet

 

 

BIẾN CHỨNG BỆNH TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY - THỰC QUẢN 

Nếu chúng ta không chữa hẳn bệnh thì sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm lâu dài như: 

  • Xói mòn thực quản - erosive esophagus
  • Bị nghẹt thực quản - stricture esophagus
  • Ung thư thực quản - barrett's esophagus

VIÊM DẠ DÀY

Có 02 loại viêm dạ dày: Cấp tính (3-6 tuần) và mạn tính (nhiều tháng năm). Viêm dạ dày sẽ dẫn đến những biến chứng khác và gây nên đau bao tử

Viêm có thể xảy ra ở một nơi hoặc nhiều nơi cùng lúc trong dạ dày.

Có rất nhiều dạng viêm khác nhau đến từ những lý do hoàn toàn khác nhau như: 

  • Do căng thẳng - stress
  • Do vi khuẩn H pylori 
  • Do nấm và virus 
  • Do bệnh tự miễn 
  • Do phản ứng phụ của thuốc. Ví dụ như một số loại thuốc giảm đau, nhức đầu, uống vào để có thể cắt cơn đau tức thì nhưng di chứng lâu dài nếu dùng nhiều gây nên bệnh viêm dạ dày. 
  • Do ung thư

VIÊM LOÉT DẠ DÀY

Những tổn thương này xảy ra khi lớp niêm mạc (màng lót bên trong cùng) của dạ dày hay tá tràng bị bào mòn và các lớp bên dưới thành dạ dày hay thành ruột sẽ bị lộ ra.

Viêm loét dạ dày nặng sẽ gây tổn thương đến cơ, khi biến chứng nặng có thể làm thủng bao tử, thủng ruột. 

Nguồn ảnh: internet

TRIỆU CHỨNG VIÊM DẠ DÀY

  • Đau rát từng cơn trước hoặc sau khi ăn
  • No hơi, đầy bụng
  • Xuất huyết đường ruột (phân đen)
  • Ói mửa
  • Giảm cân
  • Thiếu máu do thiếu sắt

CHẨN ĐOÁN

Bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng để hiểu tiền sử bệnh và xem chúng ta đã và đang có dùng những thuốc có gây hại bao tử không. 

Ngoài ra có thể chúng sẽ được yêu cầu thực hiện sinh thiết: là một xét nghiệm y khoa thường được thực hiện bằng phẫu thuật, với mục đích lấy mẫu tế bào hoặc mô để đánh giá sự hiện diện hoặc mức độ của bệnh. 

CHỮA TRỊ VIÊM BAO TỬ

  • Thay đổi lối sống: ăn đúng và thường xuyên thể dục, bỏ thuốc lá 
  • Chữa trị tận gốc nguyên nhân bệnh (căng thẳng, nhiễm trùng, tự miễn, do uống những thuốc có gây hại bao tử...)



 

Tin mới

Tác dụng của Linh Chi & cách sử dụng sao cho hiệu quả

Theo Giáo sư - Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi, nấm linh chi không phải là thảo dược mới phát hiện ít năm gần đây, không phải là xu hướng nhất thời. Mà linh chi là một thảo dược đã được ghi trong tập sách “Thần nông bản thảo" viết cách đây khoảng 2.000 năm. 

Bào tử Linh Chi là gì? Uống bào tử Linh Chi có tốt không?

Các loại nấm Linh Chi (Ganoderma) đều có bào tử hình trứng, kích thước khá nhỏ nên mắt thường khó nhìn thấy, đây chính là hạt giống được phun ra từ Linh Chi trong kỳ sinh sản của cây nấm trưởng thành, kích thước dao động từ 3 - 30 µm (1 micromet =  1/ 1.000.000 met)

Nghiên cứu khoa học về dưỡng chất tự nhiên trong Linh chi

Theo PGS. Tiến Sĩ Lê Xuân Thám tổng hợp kết quả nghiên cứu khoa học: Ganoderic Acid là một phần đặc trưng quan trọng trong nấm Linh chi, gồm hàng loạt các hoạt chất có hoạt tính dược lý mạnh, có tác dụng hỗ trợ giảm đau, giải độc, dưỡng gan, tiêu diệt tế bào u ác tính.

Nấu Linh Chi đúng cách như thế nào?

Khi phòng bệnh bệnh: khoảng sau 25 tuổi, liều: 5 – 10g (Linh chi thô)/ngày, mỗi ngày hoặc vài tuần trong tháng; nếu dạng thành phẩm: uống theo hướng dẫn của nhà sản xuất

Tác dụng của Linh Chi Sừng Hưu

Nấm linh chi sừng hươu hay còn gọi là nấm nhung hươu là loại nấm có hình dáng giống với sừng của con hươu.  Nấm Linh Chi phát triển phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên, đặc biệt với ánh sáng
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Messenger