TÓM LƯỢC

LINH CHI HÀNG NIÊN & CỔ LINH CHI

Điều đặc biệt được các nhà khoa học nghiên cứu: Cổ linh chi hầu như không có vị đắng đặc trưng và hoạt chất dược tính nói chung hạn chế hơn nhiều so với những loại Linh chi được trồng và thu hái mỗi năm.  

Vậy nên, việc đồn thổi để đẩy giá bán cổ linh chi là chưa phù hợp.

Chúng ta luôn cần tìm hiểu kỹ nguồn gốc linh chi, không nên vội tin. Xem rõ những chứng nhận hợp pháp từ cơ quan chức năng liên quan đến sản phẩm rồi hãy quyết định mua để tránh tiền mất, tật mang.  

DƯỠNG CHẤT ĐẶC TRƯNG

Tên gọi khoa học của nấm linh chi là Ganoderma lucidum nên dưỡng chất đặc trưng được các nhà khoa học tập trung nghiên cứu: Garnoderic acid, viết tắt là GA. 

Theo Phó Giáo Sư, Tiến sĩ Lê Xuân Thám, GA và Polysaccharide có trong linh chi giúp hỗ trợ: 

  • Nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể
  • Điều hòa hệ thống miễn nhiễm của cơ thể
  • Giải độc, chống phóng xạ 
  • Nâng cao chức năng gan, tủy xương, máu
  • Kéo dài tuổi thọ 
  • Chống u ác tính 

 

Khuyến cáo: trang tin không có chức năng thay thế lời khuyên từ bác sĩ và chuyên gia y tế. Nội dung trang chỉ giúp cung cấp thông tin. Hãy luôn tìm đến bác sĩ và chuyên gia y tế khi có thắc mắc về sức khỏe.

LINH CHI HÀNG NIÊN & CỔ LINH CHI

Không phải ngẫu nhiên mà Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Đức … chỉ tập trung nghiên cứu sâu hóa dược của những loài linh chi hàng niên, là loại linh chi trồng và thu hoạch mỗi năm, tên tiếng Anh gọi là loại annual reishi.

Hình ảnh: Linh chi hàng niên - nguồn: ảnh chụp trực tiếp từ vườn nấm

Những loại đa niên, tên tiếng Anh là perennial reishi, là cổ linh chi to lớn thường tìm thấy trong rừng như: G. applanatum, G. australe, G. tornatum… ít được tập trung nghiên cứu vì chúng hầu như chứa rất ít nhóm triterpenoids. Hầu như không có vị đắng đặc trưng và hoạt chất dược tính nói chung hạn chế hơn nhiều so với Linh chi chuẩn Ganoderma lucidum. 

Nhờ những nghiên cứu khoa học hiện đại như ngày nay chúng ta đã có thể tìm hiểu được những thành phần hữu hiệu chứa trong nấm Linh chi rất phong phú. Các nhà khoa học đã phân tách rõ hơn vài chục thành phần có hiệu quả tốt đối với việc bảo vệ sức khỏe và phòng trị bệnh trong đó chủ yếu có những thành phần hữu hiệu như sau:

GARNODERIC ACID (GA)

Theo PGS. Tiến Sĩ Lê Xuân Thám tổng hợp kết quả nghiên cứu khoa học: Ganoderic Acid là một phần đặc trưng quan trọng trong nấm Linh chi, gồm hàng loạt các hoạt chất có hoạt tính dược lý mạnh, có tác dụng hỗ trợ giải độc, dưỡng gan,... 

Hình ảnh bên dưới là tổng hợp về hiệu quả của nấm linh chi theo nghiên cứu khoa học trên từng hợp chất tự nhiên sẵn có.

Nguồn: PGS. Tiến Sĩ Lê Xuân Thám - sách: nấm Linh chi, tài nguyên dược liệu quý ở Việt Nam

Ở Nhật Bản người ta rất coi trọng hàm lượng Ganoderic Acid tổng trong số thương phẩm nấm Linh chi. Họ cho rằng hàm lượng Ganoderic Acid càng cao thì chất lượng sản phẩm Linh chi sẽ càng tốt. 

Ganoderic Acid là một nhóm hoạt chất loại Triterpenoid. Ngày nay người ta đã tách được hơn 100 loại Ganoderic Acid, như Ganoderic Acid A, B, C, D, E, F, G, I, J, L, ma, mb, mc, md, me.

Có một số Ganoderic Acid vị rất đắng như Ganoderic Acid A. Một số không có vị đắng như Ganoderic Acid D và Lucidunic Acid B.

Mỗi chủng loại Linh chi khác nhau hoặc chủng loại giống nhau nhưng môi trường sống không giống nhau hoặc mỗi giai đoạn sinh trưởng khác nhau thì hàm lượng Ganoderic Acid và mức độ đắng cũng không giống nhau. Thông thường những loại Linh chi đắng có hàm lượng Ganoderic Acid cao. 

Nghiên cứu khoa học từ Tiến sĩ Nishitoba và cộng sự (1989) đã khảo sát các thành tố trong thể quả cổ Linh chi (Ganoderma applanatum) cho thấy rằng thành tố đắng (tức là Ganoderic Acid) ít hơn những loại nấm Linh chi Ganoderma lucidum được trồng kỹ lưỡng. Chính vì thế mà giá trị dược tính và trị liệu của cổ Linh chi (Ganoderma applanatum) ít hiệu quả hơn Linh chi hàng niên (Ganoderma lucidum). 

Hình ảnh: Cổ linh chi (Ganoderma applanatum) - nguồn: internet

Hình ảnh: Cổ linh chi (Ganoderma applanatum) - nguồn: internet

Quá trình tìm hiểu cấu trúc các nhóm hoạt chất của nấm Linh chi có thể tính từ đầu những năm 1980. Đến nay, đã hơn 40 năm khảo cứu, phân tích, tách ly và xác định chính xác hầu hết các loại Triterpenoid. Đấy là nhờ vai trò tiên phong và công lao to lớn của các nhà khoa học Nhật Bản, kế đến là các nhà khoa học Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc,... 

 

Nguồn: PGS. Tiến Sĩ Lê Xuân Thám - sách: nấm Linh chi, tài nguyên dược liệu quý ở Việt Nam

POLYSACCHARIDE

Là một trong những thành phần hữu hiệu nhất chứa trong Linh chi - Ganoderma lucidum. 

Qua những nghiên cứu được tổng hợp bởi PGS. Tiến sĩ Lê Xuân Thám, phát hiện Polysaccharide trong nấm Linh chi có hoạt tính dược lý rộng giúp hỗ trợ: 

  • Nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể

  • Điều hòa hệ thống miễn nhiễm của cơ thể

  • Giải độc, chống phóng xạ 

  • Nâng cao chức năng gan, tủy xương, máu

  • Tăng sinh tổng hợp các thành tố: DNA, ENA, protein

  • Kéo dài tuổi thọ 

  • Chống u ác tính 

Thành phần Polysaccharide từ Linh chi nay đã được xác định phân ly thành hơn 200 loại. Tức là các phân đoạn có trọng lượng phân tử khác nhau, trong đó phần lớn là β-Glucans, một số ít là y- Glucans. 

Polysaccharide có cấu tạo hình lập thể dạng xoắn ốc, giữa lớp xoắn ốc chủ yếu định vị cố định bằng liên kết hydro (hydrogen bond).

 

 

Nguồn: PGS. Tiến Sĩ Lê Xuân Thám - sách: nấm Linh chi, tài nguyên dược liệu quý ở Việt Nam

Giáo sư Lý Vĩnh Chỉ và Hà Khánh Vân ở Đại học Y Bắc Kinh đã phân tích được mấy mươi loại Polysaccharide từ Linh chi, đồng thời tiến hành tập hợp và trắc định đối với 25 loại, ký hiệu 25 loại ấy là: các phân đoạn - GLA1, GLA2, GLA3, GLA4, GLA5, GLA6, GLA7, GLA8, GLSP2, GLSP3, GLB2, GLB3, GLB4, GLB5, GLB6, GLB7, GLB8, GLB9, GLB10, GLC1, GLC2, BN3C1, BN3C3, BN3B1, BN3B3. 

Từ năm 1971 đến 1989 các giáo sư như Sasaky, Mizuno, Miyazaki, Usai, Saue đã phân tách được hơn 100 loại Polysaccharide từ Linh chi, trong đó có 4 loại có hoạt tính chống u ác tính mạnh (tiền lâm sàng). 

Nghiên cứu phát hiện trong Linh chi có chứa một loại Polysaccharide chống u ác tính (ký hiệu là G-2). Năm 1983 các nghiên cứu khác chiết xuất từ loài Linh chi đó thêm bốn loại Polysaccharide, ký hiệu là: F-I-I-A1-β, F-I-I-A2-β, F-I-I-A1-a, F-I-I-A2-a.

Hai loại trước có hoạt tính chống u ác tính mạnh, phân tử lượng là 0,01 x 105 và 3,02 x 105, hàm lượng protein là 0,12% - 0,15%. Trong đó loại F-I-I-A1-β hoạt tính mạnh hơn F-I-I-A2-β. 

Theo báo các khoa học của Tiến sĩ Mizuno et al, 1985, hoạt tính chống khối u Sarcoma 180 trên chuột của Polysaccharide không tan trong nước từ Linh chi - Ganoderma lucidum có kết quả như sau: 

 

Nguồn: PGS. Tiến Sĩ Lê Xuân Thám - sách: nấm Linh chi, tài nguyên dược liệu quý ở Việt Nam

Giáo sư Lý Vinh Chỉ cho rằng: trong kết cấu Polysaccharide có chứa nhiều glycosidic bond, có lẽ đó là nguyên nhân tạo nên hoạt tính dược lý mạnh. 

Hoạt tính chống viêm cũng được xác định với các Polysaccharide khảo nghiệm bởi Giáo sư Ukai (1983) với hai mô hình gây viêm (edema gây bởi carrageenan và hyperalgesia gây bởi bỏng). 

Điều thú vị là khả năng bảo vệ chống phóng xạ đã khảo nghiệm trên chuột cũng cho thấy hiệu quả khá rõ của Polysaccharide trong nấm Linh chi. Các tế bào tủy xương nhiều nhân ở chuột có thể được bảo vệ khỏi sự hình thành các vi nhân gây bệnh chiếu xạ  (radiation-induced micronucleus formation) nhờ các Polysaccharide chiết xuất từ loại nấm Linh chi. 

ADENOSINE

Theo nghiên cứu của các Giáo sư Shimizu cùng cộng sự (1985) và Kasara & Hikino (1987), Adenosine là một loại dẫn chất có hoạt tính dược lý rất mạnh, cấu tạo cơ bản gồm nucleoside và purine, Là một trong những thành phần hoạt chất giúp hỗ trợ giảm đau (analgesic agents) chủ yếu của Linh chi. 

Hợp chất dẫn xuất Adenosine có tác dụng hỗ trợ trấn tỉnh, hạ Cholesterol trong huyết thanh, chống thiếu dưỡng khí. 

Ngoài ra còn có tác dụng hỗ trợ ức chế sự ngưng tụ quá độ của tiểu cầu, hạn chế khả năng máu đông tụ ở bệnh huyết người già, từ đó Làm cải thiện tuần hoàn máu của cơ thể, ngăn ngừa các bệnh tắc mạch máu như tắc mạch máu não, nhồi máu cơ tim, máu lưu thông không tốt, cơ thể hư yếu vô lực.

LACTONE A

Có tác dụng hỗ trợ hạ thấp cholesterol 

ACID OLEIC

Tác dụng hỗ trợ làm ổn định mô chống dị ứng 

CELLUIOSE

Có tác dụnghỗ trợ hạ cholesterol, hỗ trợ trị táo bón, tiểu đường, cao huyết áp, tắc mạch máu não

LƯU Ý KHI CHỌN NẤM LINH CHI

Hiện tại trên thị trường xuất hiện những phương thức bán nấm linh chi không tốt cho sức khỏe, nên cần lưu ý chọn những nguồn uy tín rõ ràng. Một số hình thức nấm có bán trên thị trường: 

  • Hình thức 1: Nấm đã rút cạn dược chất, chỉ còn vỏ nấm, được sơn màu và tẩm mùi hương nhân tạo. Khi dùng loại này sẽ không có tác dụng tốt vì đã hết cạn dưỡng chất mà vô tình lại nạp thêm những chất hoá học từ phẩm màu, mùi, vị gây nên bệnh.
  • Hình thức 2: Lưu ý, nấm linh chi là thực vật nên khi để quá lâu sẽ gần như không còn dược chất, ngoài ra, do để quá lâu có thể bị nấm mốc gây hại cho sức khoẻ hình thành trên thân nấm. 

Vậy nên, ngoài việc hiểu về tác dụng theo nghiên cứu khoa học, luôn cần lưu ý khi chọn nấm linh chi đúng nguồn để có sức khỏe trọn vẹn cho người thân. 

Xem thêm chi tiết tại Bài viết về việc chọn nấm linh chi đúng cách. 

 

NGUỒN TÀI LIỆU

1. Sách: "Nấm Linh Chi - Tài nguyên dược liệu quý ở Việt Nam", Tiến sĩ Lê Xuân Thám, 2005

2. Wachtel-Galor S, Yuen J, Buswell JA, et al. Ganoderma lucidum (Lingzhi or Reishi): A Medicinal Mushroom. In: Benzie IFF, Wachtel-Galor S, editors. Herbal Medicine: Biomolecular and Clinical Aspects. 2nd edition. Boca Raton (FL): CRC Press/Taylor & Francis; 2011. Chapter 9. Available from: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK92757/

3. Tsuyoshi Nishitoba, Hiroji Sato, Sachiko Shirasu, Sadao Sakamura, Evidence on the Strain-specific Terpenoid Pattern of Ganoderma lucidumAgricultural and Biological Chemistry, Volume 50, Issue 8, 1 August 1986, Pages 2151–2154, https://doi.org/10.1080/00021369.1986.10867716

4. Jong SC., Birmingham J.M. (2001) Cultivation and Preservation of Fungi in Culture. In: McLaughlin D.J., McLaughlin E.G., Lemke P.A. (eds) Systematics and Evolution. The Mycota (A Comprehensive Treatise on Fungi as Experimental Systems for Basic and Applied Research), vol 7B. Springer, Berlin, Heidelberg. https://doi.org/10.1007/978-3-662-10189-6_7

Tin mới

Tác dụng của Linh Chi & cách sử dụng sao cho hiệu quả

Theo Giáo sư - Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi, nấm linh chi không phải là thảo dược mới phát hiện ít năm gần đây, không phải là xu hướng nhất thời. Mà linh chi là một thảo dược đã được ghi trong tập sách “Thần nông bản thảo" viết cách đây khoảng 2.000 năm. 

Bào tử Linh Chi là gì? Uống bào tử Linh Chi có tốt không?

Các loại nấm Linh Chi (Ganoderma) đều có bào tử hình trứng, kích thước khá nhỏ nên mắt thường khó nhìn thấy, đây chính là hạt giống được phun ra từ Linh Chi trong kỳ sinh sản của cây nấm trưởng thành, kích thước dao động từ 3 - 30 µm (1 micromet =  1/ 1.000.000 met)

Nghiên cứu khoa học về dưỡng chất tự nhiên trong Linh chi

Theo PGS. Tiến Sĩ Lê Xuân Thám tổng hợp kết quả nghiên cứu khoa học: Ganoderic Acid là một phần đặc trưng quan trọng trong nấm Linh chi, gồm hàng loạt các hoạt chất có hoạt tính dược lý mạnh, có tác dụng hỗ trợ giảm đau, giải độc, dưỡng gan, tiêu diệt tế bào u ác tính.

Nấu Linh Chi đúng cách như thế nào?

Khi phòng bệnh bệnh: khoảng sau 25 tuổi, liều: 5 – 10g (Linh chi thô)/ngày, mỗi ngày hoặc vài tuần trong tháng; nếu dạng thành phẩm: uống theo hướng dẫn của nhà sản xuất

Tác dụng của Linh Chi Sừng Hưu

Nấm linh chi sừng hươu hay còn gọi là nấm nhung hươu là loại nấm có hình dáng giống với sừng của con hươu.  Nấm Linh Chi phát triển phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên, đặc biệt với ánh sáng
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Messenger