-
-
-
Tổng cộng:
-
TÓM LƯỢCDƯỢC CHẤT ĐẶC TRƯNG: . Ganoderic Acid (GA) & Polysaccharide: hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, chống dị ứng, chống viêm, chống oxy hóa, chống khối u. . Colluiose & Adenosine: hỗ trợ hạ cholesterol, hỗ trợ trị tiểu đường, cao huyết áp, tắc mạch máu não. . Germanium: hàm lượng hoạt chất này trong Linh chi cao hơn trong nhân sâm từ 5-8 lần hỗ trợ khí huyết lưu thông, các tế bào hấp thụ oxy tốt hơn. . Acid Oledic: hỗ trợ làm ổn định mô, chống dị ứng. LỢI ÍCH CHÍNH: Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, giúp tăng sức đề kháng, giúp khí huyết lưu thông, giải độc, nâng cao chức năng gan, tủy xương, máu, làm chậm quá trình lão hoá, ngăn nếp nhăn. AI NÊN DÙNG: Người lớn sức khỏe kém, sức đề kháng kém gầy yếu, mệt mỏi, suy nhược cơ thể. Lưu ý: những người bị huyết áp thấp, người mẫn cảm với các dược chất của Linh chi, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và cho con bú cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. SỬ DỤNG NHƯ THẾ NÀO: Nấm linh chi có thể được tiêu thụ toàn bộ (cuốn nấm & tai nấm) ở dạng chiết xuất, dạng bột, hoặc nấu nước. Lưu ý: Linh chi sấy khô để ở điều kiện thông thường có thể mất đến 80% dược chất sau 6 tháng, cần mua nguồn uy tín, mới thu hoạch trong vòng 3 tháng và được bảo quản tốt chống nấm mốc. |
Khuyến cáo: trang tin không có chức năng thay thế lời khuyên từ bác sĩ và chuyên gia y tế. Nội dung trang chỉ giúp cung cấp thông tin. Hãy luôn tìm đến bác sĩ và chuyên gia y tế khi có thắc mắc về sức khỏe.
Ý NGHĨA TÊN GỌI LINH CHI
Theo tiếng Trung Hoa, Linh chi được viết là Lingzhi (Ling qi) có nghĩa là cây Thần linh (Spirit plant) vì tác dụng kỳ diệu của Linh chi khi được dùng để trị bệnh từ cổ xưa.
Tên Khoa học theo tiếng Latin của Linh chi là: Ganoderma lucidum: gano nghĩa là long lánh (shiny), derm nghĩa là da – Nấm có da bóng, long lánh; lucidum nghĩa là lỗi lạc (brilliant). Trong tên Khoa học được đặt cho Linh chi cũng đã nói lên sự trân trọng với loại Thực vật quý này.
LINH CHI LÀ GÌ
Theo Giáo sư - Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi, nấm linh chi không phải là vị thảo dược mới phát hiện ít năm gần đây, không phải là xu hướng nhất thời. Mà linh chi là một vị đã được ghi trong tập sách “Thần nông bản thảo" viết cách đây khoảng 2.000 năm.
Lý Thời Trân, tác giả bộ “Bản thảo cương mục” (xuất bản lần đầu vào 1595) nổi tiếng thế giới đã giới thiệu 06 loại linh chi mang màu sắc và tên khác nhau:
- Thanh chi (linh chi màu xanh)
- Hồng chi (linh chi màu hồng) còn gọi là xích chi
- Hoàng chi (linh chi màu vàng) còn gọi là kim chi
- Bạch chi (linh chi màu trắng) còn gọi là ngọc chi
- Hắc chi (linh chi màu đen) còn gọi là huyền chi
- Tử chi (linh chi màu tím)
Vậy khi nhìn thấy linh chi với các màu khác nhau chúng ta cũng sẽ không cần ngạc nhiên vì sự phân bổ các loại linh chi dựa trên giống và điều kiện sống ở những vùng địa lý khác nhau mà cho ra các hoạt chất dinh dưỡng nhiều ít khác nhau.
Phần chúng ta cần quan tâm là: dược chất như thế nào phù hợp với cơ thể mỗi ngày, không hẳn nhiều quá hay ít quá là tốt mà nên vừa phải, trung bình 5g Linh chi mỗi ngày để giúp hỗ trợ tăng cường sức khoẻ.
Nguồn hình: Hình thực tế tại vườn linh chi An Kha
Linh chi từ lâu được xếp vào thảo dược “quý hiếm", chỉ có vua chúa, người giàu có mới được sử dụng. Trong 20 năm gần đây, nhờ sự kết hợp giữa các nhà khoa học hiện đại và các lương y có kinh nghiệm thì việc trồng đúng & nghiên cứu dưỡng chất phù hợp được áp dụng giúp cho nhiều người chúng ta có thể dễ dàng tiếp cận với Linh chi hơn.
Linh chi không phải một loại cỏ, mà là một loại nấm hoá gỗ có cuống, tai nấm có 03 dạng: hình thận, hình tròn, hình quạt.
Cuống hình trụ tròn hay dẹt thường không cắm ở giữa tai nấm mà cắm lệch sang một phía.
Thụ tầng màu trắng ngà, khi già ngả màu nâu vàng, mang nhiều lỗ nhỏ li ti là các ống thụ tầng mang bào tử.
Nguồn hình: Hình ảnh thực tế tại vườn linh chi An Kha
DƯỠNG CHẤT & TÁC DỤNG CỦA LINH CHI THEO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Trung bình trong hỗn hợp 100% Linh chi chiết xuất sẽ có các dưỡng chất tự nhiên sẵn có trong loại nấm quý này:
NHÓM DƯỠNG CHẤT 1: nổi bật và đặc trưng riêng của Linh chi
- Germanium - hàm lượng hoạt chất này trong Linh chi cao hơn trong nhân sâm từ 5 đến 8 lần: giúp khí huyết lưu thông, các tế bào hấp thu oxy tốt hơn.
- Ganoderic acid (GA) & Polysaccharide: giúp tăng cường hệ miễn dịch, làm mạnh gan, cô lập các tế bào biến chất, chống dị ứng và chống viêm.
Ứng dụng trên các nghiên cứu Khoa học do Giáo sư - Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi tổng hợp về nấm Linh chi có tác dụng và giúp hỗ trợ cải thiện các bệnh như:
- Đau thắt cơ tim, bệnh ở mạch vành của tim
- Huyết áp không ổn định (khi thấp, khi cao)
- Viêm phế quản, Hen
- Thấp khớp
- Viêm gan mãn
- Bệnh phụ nữ vào thời kỳ mãn kinh (giúp an thần, ngủ ngon, da tươi tắn)
- Bệnh tiêu hoá
- Giúp tăng cường trí nhớ
Thông tin trong hình sau đây từ Phó giáo sư - Tiến sĩ Lê Xuân Thám là nghiên cứu về những hợp chất sẵn có trong Linh chi cùng với hiệu năng tương ứng:
Nguồn: PGS. Tiến Sĩ Lê Xuân Thám
sách: nấm Linh chi, tài nguyên dược liệu quý ở Việt Nam
NHÓM DƯỠNG CHẤT 2: tự nhiên trong linh chi
ADENOSINE
Theo nghiên cứu của các Giáo sư Shimizu cùng cộng sự (1985) và Kasara & Hikino (1987), Adenosine là một loại dẫn chất có hoạt tính dược lý rất mạnh, cấu tạo cơ bản gồm nucleoside và purine, Là một trong những thành phần hoạt chất giúp hỗ trợ giảm đau (analgesic agents) chủ yếu của Linh chi.
Hợp chất dẫn xuất Adenosine có tác dụng hỗ trợ trấn tỉnh, hạ Cholesterol trong huyết thanh, chống thiếu dưỡng khí.
Ngoài ra còn có tác dụng hỗ trợ ức chế sự ngưng tụ quá độ của tiểu cầu, hạn chế khả năng máu đông tụ ở bệnh huyết người già, từ đó Làm cải thiện tuần hoàn máu của cơ thể, ngăn ngừa các bệnh tắc mạch máu như tắc mạch máu não, nhồi máu cơ tim, máu lưu thông không tốt, cơ thể hư yếu vô lực.
LACTONE A
Có tác dụng hỗ trợ hạ thấp cholesterol
ACID OLEIC
Tác dụng hỗ trợ làm ổn định mô chống dị ứng
CELLUIOSE
Có tác dụng hỗ trợ hạ cholesterol, hỗ trợ trị táo bón, tiểu đường, cao huyết áp, tắc mạch máu não
Nguồn hình: internet
HỆ MIỄN DỊCH VÀ LINH CHI
Nhà Khoa học Wang X., và Lin Z. đã công bố rằng Linh chi có tác dụng điều hòa miễn dịch và trình bày rõ ràng về cơ chế hoạt động.
Nhiều nghiên cứu tích lũy đã chứng minh rằng nấm linh chi điều hoà chức năng miễn dịch cả in vivo và in vitro (thực hiện trong toàn bộ cơ thể sống và trong ống nghiệm).
Các tác dụng điều hòa miễn dịch của Linh Chi rất rộng rãi, bao gồm thúc đẩy chức năng miễn dịch bẩm sinh, miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào.
Nguồn hình: Tác dụng điều hòa miễn dịch của nấm linh chi trên các tế bào miễn dịch khác nhau 3,4,5,6
Đặc biệt, các hợp chất đặc trưng trong Linh Chi là G. lucidum polysaccharides có thể ảnh hưởng đến các tế bào miễn dịch và các tế bào liên quan đến miễn dịch bao gồm tế bào lympho B và T, tế bào đuôi gai (dendritic cells), đại thực bào (macrophages) và tế bào giết tự nhiên (natural killer cells), với việc thúc đẩy sự phát triển của cơ quan miễn dịch và các chức năng điều hòa miễn dịch khác.
LÃO HOÁ
Ngoài ra, suy giảm chức năng miễn dịch là một trong những đặc điểm rõ ràng nhất của quá trình lão hóa.
Trên thực tế, kể từ khi bắt đầu tuổi vị thành niên (adolescence), tuyến ức đã bắt đầu bị thoái hóa dần. Chức năng tế bào T do tuyến ức kiểm soát và khả năng sản xuất cytokine* suy giảm, điều này liên quan trực tiếp đến sự gia tăng tuổi tác, đây là nguyên nhân chính gây ra chức năng miễn dịch kém ở người cao tuổi. Bên cạnh đó, chức năng tế bào B được điều chỉnh bởi tủy xương và khả năng tiết ra globulin miễn dịch ** giảm theo sự lão hoá.
Những nghiên cứu hiện đại đã cho thấy rằng sự suy giảm chức năng miễn dịch do lão hóa gây ra có thể bị trì hoãn hoặc phục hồi một phần. Trong số nhiều biện pháp để ngăn chặn sự suy giảm chức năng miễn dịch, theo công bố khoa học của Lei LS., Lin ZB. (1993) về Linh chi - Ganoderma lucidum đã được chứng minh là có hiệu quả.
Một loạt nghiên cứu đã chứng minh rằng hoạt chất polysaccharide có trong Linh chi giúp khôi phục phản ứng miễn dịch bị giảm, giúp tăng sinh tế bào lympho ***. Ở thử nghiệm tiền lâm sàng, cho thấy Ganoderma lucidum polysaccharide có thể lấy lại đáng kể khả năng miễn dịch dịch thể và tế bào, các chức năng do lão hóa. Đây là cơ sở sinh học phân tử quan trọng nhất để phục hồi chức năng miễn dịch tuổi già. 5
Chú thích:
* Cytokine: là một quần thể đa dạng các hoạt chất protein được tiết ra từ các tế bào với mục đích dẫn truyền các tín hiệu nội bào và tham gia trực tiếp vào quá trình giao tiếp giữa các tế bào trong cơ thể (cell-cell communication)
Nguồn hình: internet
Chức năng hoạt động của cytokines dựa trên 03 cơ chế chính:
-
Autocrine (cơ chế tự kích hoạt của tế bào – cytokines được tiết ra từ tế bào mẹ và kích hoạt chính tế bào đó)
-
Paracrine (cơ chế kích hoạt các tế bào xung quanh – cytokines được tiết ra từ một tế bào và tác động lên các tế bào xung quanh nó)
-
Endocrine (cơ chế kích hoạt nội tiết – cytokines được tiết ra từ một hoặc nhiều tế bào và tác động lên các tế bào đích nằm ở các vị trí khác nhau trên cơ thể)
** Globulin miễn dịch là các kháng thể, do các tế bào lympho B cũng như các tương bào sản xuất ra khi cơ thể bị phơi nhiễm với các kháng nguyên (vi khuẩn, virus,...), có vai trò giúp hệ thống miễn dịch vô hiệu hóa các tác nhân lạ.
Nguồn hình: internet
*** Lympho là một loại tế bào bạch cầu chính trong hệ miễn dịch của cơ thể, có chức năng chống nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc nấm.
Nguồn hình: internet
DA VÀ LINH CHI
Theo nghiên cứu của các nhà Khoa học Yin Z., Yang B., Ren H. được công bố trên tạp chí Y Khoa thế giới về tác dụng của Linh chi và da.
Nấm Linh chi (G. lucidum, Lingzhi), một loại nấm có nhiều hoạt tính sinh học tốt, gần đây đã được công bố giúp cải thiện chất lượng da và điều trị các bệnh về da.
-
Ngăn chặn các gốc tự do: Nấm Linh chi duy trì mức độ của hai chất chống oxy hóa mạnh nhất trong da đó là ergothioneine và glutathione. Những chất này ngăn ngừa lão hóa sớm và sự hình thành các gốc tự do, đồng thời tăng cường khả năng bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời.
-
Giảm mẩn đỏ và kích ứng: các đặc tính thích ứng tăng cường miễn dịch của nấm Linh chi giúp làm dịu da, giảm mẩn đỏ và viêm da.
-
Dưỡng ẩm: các polysaccharid trong nấm Linh chi cung cấp lợi ích giữ ẩm và dưỡng ẩm sâu. Điều này có nghĩa là chúng cũng có thể làm giảm nếp nhăn, cũng như sửa chữa và củng cố hàng rào độ ẩm.
-
Làm mờ sẹo mụn: khi được sử dụng ở dạng chiết xuất, nấm Linh chi ức chế enzym tyrosinase sản xuất melanin, và rất hữu ích trong việc giảm sắc tố da và sự đổi màu da.
-
Sáng da: chất chiết xuất từ nấm Linh chi cũng đã được sử dụng trong chăm sóc da, vì vai trò của chúng trong việc làm sáng da và làm trắng da.
Theo những báo cáo Khoa học về 02 hợp chất polysaccharides và acid ganoderic, được nhận định là các chất chuyển hóa chức năng chính của nấm linh chi có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm.
Dựa trên nghiên cứu của chúng tôi và các nghiên cứu khác, chất chiết xuất từ nấm Linh chi, chẳng hạn như polysaccharides trong Linh chi, đã được sử dụng để thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương trên da, giảm nhiễm trùng sau bỏng và ngăn ngừa tổn thương da do thiếu máu cục bộ.
CHỌN NẤM LINH CHI ĐÚNG CÁCH
Khi chọn mua Linh chi, nên chọn đơn vị uy tín có công khai thông tin minh bạch, tốt nhất là có giấy chứng nhận từ:
1. Vườn trồng: Linh chi là cây hấp thụ cao các chất dinh dưỡng để chuyển tải thành dưỡng chất nên vườn sạch, không dùng chất hoá học, không dùng chất kích thích sẽ cho sản phẩm nấm sạch an toàn khi sử dụng dài lâu (thường sẽ là chứng nhận từ Trung tâm kiểm nghiệm của Sở Khoa học & Công nghệ hoặc Sở Y Tế tỉnh nơi có vườn trồng)
2. Loại sản phẩm Chiết xuất:
Hiện tại, đã có thể ứng dụng khoa học hiện đại vào đông y để chiết xuất thay cho việc nấu cao như xưa, bằng phương pháp hoàn toàn tự nhiên, không hóa chất giúp chúng ta có được Linh chi với dưỡng chất cao hơn so với nấu nước sôi thông thường.
Ngoài ra, công nghệ chiết xuất sẽ diễn ra ở nhiệt độ thấp (dưới 100 độ C) nên không làm mất chất như nấu nước.
Tuy nhiên, nếu muốn mua dạng chiết xuất cần lưu ý chọn những sản phẩm đạt chứng nhận an toàn cao nhất của thế giới - chuẩn GMP (Good Manufacturing Practice) và được Bộ Y Tế công nhận & công bố minh bạch, chính thức trên trang website của Bộ Y Tế.
Đường link bên dưới là để tra cứu thông tin trực tiếp từ Bộ Y Tế - Cục An Toàn Thực Phẩm, nếu sản phẩm đã được duyệt sẽ có thể tra cứu công khai trên website chính thức này.
Hướng dẫn tra cứu sản phẩm đã công bố:
. Vào đường link https://nghidinh15.vfa.gov.vn/Tracuu
. Nhập thông tin vào "Tên sản phẩm" mà chúng ta biết, bỏ trống phần Tên doanh nghiệp. Ví dụ nhập: linh chi an kha
. Bấm nút tìm kiếm
. Kết quả sẽ được hiển thị ở khung bên dưới
. Bấm chọn vào nút xanh lá "Xem bản công bố"
. Thông tin sẽ được hiển thị rõ ràng để chúng ta kiểm chứng
3. Loại sản phẩm Nấm nguyên tai (nấm tươi hoặc nấm khô):
Nấm tươi: chỉ có thể ứng dụng cho việc chiết xuất, khi nấm còn tươi thì đúng là dưỡng chất sẽ tốt nhất nhưng không bảo quản được lâu (dưới 1-2 tuần), dễ bị hỏng .
Nấm khô: từ nấm tươi ngay sau khi thu hái sẽ được sấy khô ở nhiệt độ thấp và bảo quản kín để giữ được nấm lâu mà không cần dùng chất hoá học bảo quản, nên việc dùng nấm khô là phổ biến và phù hợp. Tuy nhiên, khi chọn mua sản phẩm nấm Linh Chi phải lưu ý chọn những loại nấm không bị phun quá nhiều bào tử, vì khi đấy dược chất từ thân nấm Linh Chi đã ít đi do được truyền qua bào tử Linh Chi (hạt giống) và chuẩn bị cho việc mọc cây non, nhưng cơ thể lại không hấp thụ được tốt dược chất từ bào tử nếu ta chỉ áp dụng phương pháp nấu nước thông thường (không phá bì).
Xem thêm bài viết về bào tử Linh chí
CỔ LINH CHI
Nhiều bạn đọc có câu hỏi sâu về cổ Linh chi thật sự được bán với giá rất đắc tiền thật sự có tốt không.
Câu hỏi này sẽ có trong bài viết phân tích về Cổ Linh chi.
Nguồn hình: Sách Nấm Linh Chi - Tài nguyên dược liệu quý ở VN - PGS. TS Lê Xuân Thám
NGUỒN TÀI LIỆU:
- Sách: "Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam", Giáo sư- Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi, 2015
- Sách: "Nấm Linh Chi - Tài nguyên dược liệu quý ở Việt Nam", Tiến sĩ Lê Xuân Thám, 2005
-
Yin Z, Yang B, Ren H. Preventive and Therapeutic Effect of Ganoderma (Lingzhi) on Skin Diseases and Care. Adv Exp Med Biol. 2019;1182:311-321. doi: 10.1007/978-981-32-9421-9_14. PMID: 31777026.
-
Wang X, Lin Z. Immunomodulating Effect of Ganoderma (Lingzhi) and Possible Mechanism. Adv Exp Med Biol. 2019;1182:1-37. doi: 10.1007/978-981-32-9421-9_1. PMID: 31777013.
-
Liu Q, Tie L. Preventive and Therapeutic Effect of Ganoderma (Lingzhi) on Diabetes. Adv Exp Med Biol. 2019;1182:201-215. doi: 10.1007/978-981-32-9421-9_8. PMID: 31777020.
-
Lei LS, Lin ZB (1993) Effects of Ganoderma polysaccharides on the activity of DNA poly- merase α of splenocytes and immune function in aged mice. Acta Pharm Sin 28(8):577–582