MỤC LỤC BÀI VIẾT

1. Hiểu về bệnh gút (gout)

2. Nguyên nhân & cơ chế gây nên bệnh gút

3. Triệu chứng của bệnh gút

4. Các cấp độ của bệnh gút

5. Định hướng và cách ăn để cải thiện bệnh gút

Khuyến cáo: trang tin không có chức năng thay thế lời khuyên từ bác sĩ và chuyên gia y tế. Nội dung trang chỉ giúp cung cấp thông tin. Hãy luôn tìm đến bác sĩ và chuyên gia y tế khi có thắc mắc về sức khỏe.

1. HIỂU VỀ BỆNH GÚT (GOUT)

Bệnh gút là một dạng viêm khớp phổ biến gây đau đớn. 

Bệnh gút thường chỉ xảy ra ở một khớp tại một thời điểm. Thông thường được tìm thấy ở ngón chân cái. Đi cùng với ngón chân cái, các khớp thường bị ảnh hưởng là khớp ngón chân, mắt cá chân, đầu gối.

Đây là bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa được. 

 

Nguồn: An Kha biên tập từ thông tin của CDC Hoa Kỳ

2. NGUYÊN NHÂN & CƠ CHẾ GÂY NÊN BỆNH GÚT

Đây là một loại bệnh thường được các chuyên gia gọi vui “bệnh của người giàu” vì gốc của bệnh đến từ việc ăn uống “dư chất” từ nhiều thực phẩm bổ dưỡng, nhiều protein.

Bệnh gút gây ra bởi một tình trạng được gọi là tăng axit uric máu. Khi có quá nhiều axit uric trong cơ thể, các tinh thể axit uric (monosodium urate) có thể tích tụ trong các khớp và các mô trong cơ thể gây đau và viêm khớp. 

Những điều sau đây làm cho chúng ta có nhiều khả năng bị tăng axit uric máu, nguyên nhân gây ra bệnh gút:

  • Chế độ ăn có nhiều purin, đây là chất mà cơ thể phân hủy thành axit uric: Thực phẩm giàu purin bao gồm thịt đỏ, thịt nội tạng và một số loại hải sản

  • Ăn hoặc uống thực phẩm và đồ uống có nhiều đường 

  • Uống rượu, bia: nguy cơ mắc bệnh gút càng lớn khi lượng rượu bia tăng lên

  • Các bệnh lý khác gây ảnh hưởng:

    • Bị béo phì

    • Tăng huyết áp/ huyết áp cao

    • Bệnh tiểu đường

    • Chức năng thận kém

    • Suy tim sung huyết

  • Sử dụng một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc lợi tiểu

Cơn đau gút sẽ thường diễn ra nặng hơn vào ban đêm khi nhiệt độ cơ thể của chúng ta xuống thấp, đặc biệt những khớp ở xa trái tim như đầu gối hoặc mắt cá chân. Nguyên nhân cơn đau ban đêm đến từ việc khi nhiệt độ cơ thể thấp khiến những chất axit uric dễ tích tụ lại chặt hơn vào khớp gây đau nhức.  

Bệnh gút thường hay xuất hiện ở đầu ngón cái chân vì đó là nơi xa tim nhất trong cơ thể, cũng là nơi thân nhiệt thường thấp hơn. Tuy nhiên cũng có nhiều bệnh nhân sẽ bị ở vai, và có cả những trường hợp rất hiếm là bệnh nhân bị gút ở trên da do chất axit uric tạo thành những khối u trên da.

3. TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH GÚT

Khi đi xét nghiệm, chỉ số nồng độ axit uric cao hơn bình thường sẽ cho chúng ta thấy khả năng đang bị bệnh gút, tương ứng:

  • Nam giới: chỉ số nồng độ axit uric > 6.0

  • Nữ giới: chỉ số nồng độ axit uric > 5.0 

Các đợt bùng phát bệnh gút bắt đầu đột ngột và có thể kéo dài vài ngày hoặc vài tuần. 

Những đợt bùng phát này có thể lắng xuống một thời gian từ vài tuần, vài tháng hoặc vài năm; không có triệu chứng trước khi một đợt bùng phát khác bắt đầu và có thể nặng hơn nếu chúng ta không trị tận gốc bằng cách thay đổi lối sống tốt hơn. 

Các triệu chứng ở khớp bị ảnh hưởng chúng ta có thể nhận thấy bao gồm:

  • Đau, thường dữ dội

  • Sưng tấy

  • Đỏ

  • Nóng 

 

Nguồn: internet

Bác sĩ chẩn đoán bệnh gút bằng cách đánh giá các triệu chứng của chúng ta và kết quả khám sức khỏe, chụp X-quang và xét nghiệm. Bệnh gút chỉ có thể được chẩn đoán ở giai đoạn bùng phát khi khớp nóng, sưng và đau và khi xét nghiệm tìm thấy các tinh thể axit uric trong khớp bị ảnh hưởng. 

Điều này có nghĩa là nếu lối sống không tốt chúng ta có thể đang tích tụ bệnh mà không hay biết. Vậy nên hãy đừng chủ quan và luôn phòng bệnh bằng cách lựa chọn ăn uống những thực phẩm thật sự tốt cho cơ thể, tránh làm quá tải “bộ máy vận hành của cơ thể” gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm. 

4. CÁC CẤP ĐỘ CỦA BỆNH GÚT

  • Giai đoạn thuyên giảm (​​remission): đã có tích tụ nhiều acid uric ở khớp nhưng chưa có triệu chứng đau
  • Giai đoạn bùng phát (flares): có những thời điểm khi các triệu chứng trở nặng gây đau đớn, đặc biệt là vào ban đêm. Các cơn gút lặp đi lặp lại có thể dẫn đến viêm khớp gút (gouty arthritis), một dạng viêm khớp trầm trọng hơn và có thể ảnh hưởng đến các chức năng khác của cơ thể. 

5. ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁCH ĂN ĐỂ CẢI THIỆN BỆNH GÚT

Chúng ta đã hiểu nguyên nhân sâu xa của bệnh gút là “dư chất” vào cơ thể cho  nên phương pháp chữa trị gút hiệu quả và lâu dài là hạ chỉ số axit uric xuống bằng cách thay đổi cách sống của chúng ta: ăn uống, thể dục. 

Có nhiều nghiên cứu đã chứng minh nếu chúng ta dùng những loại thuốc tốt nhất trên thế giới để chữa trị mà không thay đổi lối sống thì sẽ vẫn mắc bệnh gút. 

Bệnh gút có thể được điều trị hiệu quả bằng các chiến lược điều trị y tế và tự bản thân mỗi người có ý thức chăm sóc sức khỏe chính mình. Những phương thức đang được áp dụng để điều trị bệnh gút hiện nay, bao gồm:

  • Kiểm soát cơn đau bùng phát: Điều trị bùng phát bằng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen, steroid và thuốc chống viêm colchicine. Chúng ta nên có chỉ định của bác sĩ thay cho việc tự ý mua và dùng thuốc, vì dùng thuốc không đúng liều sẽ gây những biến chứng bệnh tật. 

  • Ngăn chặn bùng phát trong tương lai: Đây là việc chúng ta hoàn toàn có thể chủ động để cải thiện sức khỏe ngay hôm nay:

    • Giảm cân, nếu chỉ số BMI không tốt

    • Nên ăn: nhiều rau, củ, quả, hạt từ tự thiên không qua tinh chế, ăn ở dạng hấp là tốt nhất, kế đến là luộc. Ăn nhiều và đa dạng loại rau hấp được chứng minh sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng bệnh

    • Hạn chế: thực phẩm giàu purin như thịt bò, thịt heo, thịt nội tạng, hải sản,... sẽ giúp cải thiện sức khoẻ có thể giúp ngăn ngừa các cuộc tấn công trong tương lai

    • Không dùng thức ăn nhiều dầu mỡ, chiên, xào

    • Không sử dụng rượu bia

    • Thay đổi hoặc ngừng các loại thuốc liên quan đến tăng axit uric máu, như thuốc lợi tiểu cũng có thể hữu ích.

Nguồn: internet

Bệnh gút ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của cuộc sống hàng ngày, bao gồm cả công việc và các hoạt động giải trí. May mắn thay, có nhiều chiến lược tự quản lý với chi phí thấp đã được chứng minh là có thể cải thiện chất lượng cuộc sống của những người bị bệnh gút.

Ngoài việc điều trị y tế, chúng ta có thể luôn kiểm soát và phòng tránh bệnh gút bằng chiến lược lựa chọn lối sống lành mạnh:

  • Ăn uống sạch xanh

    • Cần tìm hiểu rõ nguồn gốc thực phẩm có chứa hoá chất gây hại cơ thể hay không

    • Chọn thức ăn từ thiên nhiên không qua tinh chế. Ví dụ: nếu ăn bắp non thì chọn bắp không biến đổi gen, bắp nguyên trái thay cho bắp đóng hộp có chất bảo quản và các hoá chất khác, tích tụ lâu ngày sẽ bùng phát gây hại cơ thể

  • Thể dục đều mỗi ngày

  • Tinh thần vui vẻ

Những chiến tự chủ động chăm sóc cơ thể qua lối sống lành mạnh đã được chứng minh khoa học là giúp giảm đau và tàn tật, vì vậy chúng ta có thể trị tận gốc và hồi phục sức khỏe
 

NGUỒN TÀI LIỆU:

  1. CDC - Centers for Disease Control and Prevention, National Center for Chronic Disease Prevention and Health Promotion, Division of Population Health

  2. Jakše B, Jakše B, Pajek M, Pajek J. Uric Acid and Plant-Based Nutrition. Nutrients. 2019 Jul 26;11(8):1736. doi: 10.3390/nu11081736. PMID: 31357560; PMCID: PMC6722549.

  3. Li R, Yu K, Li C. Dietary factors and risk of gout and hyperuricemia: a meta-analysis and systematic review. Asia Pac J Clin Nutr. 2018;27(6):1344-1356. doi: 10.6133/apjcn.201811_27(6).0022. PMID: 30485934.

Tin mới

Tác dụng của Linh Chi & cách sử dụng sao cho hiệu quả

Theo Giáo sư - Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi, nấm linh chi không phải là thảo dược mới phát hiện ít năm gần đây, không phải là xu hướng nhất thời. Mà linh chi là một thảo dược đã được ghi trong tập sách “Thần nông bản thảo" viết cách đây khoảng 2.000 năm. 

Bào tử Linh Chi là gì? Uống bào tử Linh Chi có tốt không?

Các loại nấm Linh Chi (Ganoderma) đều có bào tử hình trứng, kích thước khá nhỏ nên mắt thường khó nhìn thấy, đây chính là hạt giống được phun ra từ Linh Chi trong kỳ sinh sản của cây nấm trưởng thành, kích thước dao động từ 3 - 30 µm (1 micromet =  1/ 1.000.000 met)

Nghiên cứu khoa học về dưỡng chất tự nhiên trong Linh chi

Theo PGS. Tiến Sĩ Lê Xuân Thám tổng hợp kết quả nghiên cứu khoa học: Ganoderic Acid là một phần đặc trưng quan trọng trong nấm Linh chi, gồm hàng loạt các hoạt chất có hoạt tính dược lý mạnh, có tác dụng hỗ trợ giảm đau, giải độc, dưỡng gan, tiêu diệt tế bào u ác tính.

Nấu Linh Chi đúng cách như thế nào?

Khi phòng bệnh bệnh: khoảng sau 25 tuổi, liều: 5 – 10g (Linh chi thô)/ngày, mỗi ngày hoặc vài tuần trong tháng; nếu dạng thành phẩm: uống theo hướng dẫn của nhà sản xuất

Tác dụng của Linh Chi Sừng Hưu

Nấm linh chi sừng hươu hay còn gọi là nấm nhung hươu là loại nấm có hình dáng giống với sừng của con hươu.  Nấm Linh Chi phát triển phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên, đặc biệt với ánh sáng
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Messenger